19.9.22

Bán bót lái thủy lực tại Đà Nẵng - Huế

Khách hàng ở Đà Nẵng – Huế muốn mua bót lái thủy lực thì đừng đi đâu xa, liên hệ ngay với chúng tôi nhé. Tại công ty đang có những loại bót lái nào? Cách thức đặt hàng như thế nào? Tất cả đều có trong bài viết này, cùng đón đọc nhé.

bót lái trợ lực

Bót lái thủy lực là gì?

Bót lái hay tên gọi đầy đủ là bót lái trợ lực, nó là thiết bị sử dụng 1 phần công suất của motor (động cơ). Từ đó, áp suất dầu thủy lực được hình thành và hỗ trợ xoay bánh xe dẫn hướng, mục đích là chuyển hướng di chuyển của động cơ theo như yêu cầu.

Thiết bị có thể lắp tại hệ thống lái tàu thuyền, máy móc thủy lực, phương tiện cơ giới…Do làm việc trong nhiều môi trường khác nhau nên bót lái thường được làm từ inox, thép, đồng… để chống chịu va đập và sự thay đổi áp suất, nhiệt độ…

Cấu tạo bót lái thủy lực

Cấu tạo của 1 bót lái thủy lực sẽ gồm các bộ phận như sau:

Bơm thủy lực

Thiết bị này không thể thiếu để xây dựng 1 bộ trợ lực thủy lực dẫn động bằng đai, puli.

Bơm làm nhiệm vụ tạo nên áp lực dầu đủ lớn, nhằm cung cấp cho van phân phối làm việc, tác động đến ben lái và làm bánh xe dẫn hướng xoay.

Bơm được các hãng quan tâm nên thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn và chính xác. Nó có thể được tháo lắp và kiểm tra khi đã đủ dụng cụ cần thiết và đáp ứng yêu cầu vệ sinh. Không thể điều chỉnh áp và lưu lượng bơm, van điều chỉnh phải dựa trên máy đo áp và theo thiết bị sử dụng.

Van phân phối

Chức năng của các van này đó là thay đổi hướng, đường dẫn dầu áp lực cao, thay đổi lưu lượng dầu đến ben lái tùy thuộc vào vị trí vành lái.

Có 4 loại van phân phối thường dùng là: Van quay, van ống, van cánh, van trượt…

Các van được bố trí trong hộp cơ cấu lái nên rất an toàn, gọn, không chiếm nhiều diện tích.

Xy lanh lực

Xi lanh và piston là bộ phận chính trong bót lái sẽ tiếp nhận lực đẩy của dầu thủy lực trong hệ thống. Sau đó, nó truyền cho cơ cấu dẫn động lái, xoay những bánh xe dẫn hướng sao cho đúng cách.

Đường ống dẫn dầu

Đường ống là bộ phận kết nối các thiết bị, dẫn dầu từ bể chứa đến bơm trợ lực, van phân phối, buồng xi lanh và từ buồng xi lanh về lại nơi xuất phát ban đầu. Ống dẫn thường được làm bằng kim loại chịu lực hoặc bằng cao su đàn hồi tốt.

bót lái thủy lực

Nguyên lý hoạt động bót lái trợ lực

Bót lái là thiết bị duy nhất trong hệ thống lái có thể biến chuyển năng lượng của dòng dầu cung cấp thành những chuyển động quay và tạo lực để có thể đẩy cơ cấu hoạt động.

Trên thực thế thì thiết bị sẽ cung cấp dầu cho cặp xi lanh lái làm việc. Nhờ đó mà con người có thể thay đổi được hướng di chuyển, góc bánh lái tàu thuyền thuận lợi.

Và tất nhiên, là 1 thiết bị thì nó sẽ hoạt động theo 1 nguyên lý.

Khi bơm trợ lực dầu nhận công suất từ motor và nó tạo nên áp lực dầu thì tài xế sẽ bắt đầu đánh vô lăng. Hành động này kéo theo van phân phối trong hệ thống hoạt động, nó sẽ đưa áp suất dầu đi vào trong xi lanh lái. Piston dịch chuyển tịnh tiến và tác động thanh lái, làm bánh xe di chuyển.

Chính nhờ trợ lực thủy lực từ dầu mà lực tác dụng lên tay quay tàu cá hay vô lăng lái giảm đi đáng kể. So với trước đây, tài xế không cần phải quay tay lái quá nhiều lần.

Có 1 điều mà chúng tôi thường nhắc khách hàng chú ý đó là: Bơm thủy lực chỉ nhận được công suất từ motor nên khi nổ máy thì hệ thống mới làm việc. Chính vì thế mà việc đánh tay lái khi dừng hoặc tắt động cơ trở nên khó khăn.

Phương tiện, tàu thuyền ở tốc độ cao thì áp lực dầu cũng lớn, tay lái lúc này trở nên nhạy cảm quá mức và có thể gây mất an toàn. Cần cung cấp đủ dầu thì hệ thống mới có thể làm việc tốt. Khi thiếu dầu thì người dùng nên kiểm tra xem nút chặn cao su đã bị lão hóa chưa, bình chứa có bị thùng khiến rò rỉ dầu không. Từ đó mà họ đưa ra hướng xử lý.

Vấn đề thường gặp nhất là thiếu dầu trợ lực do nguyên nhân bình chứa dầu bị thủng dẫn đến rò rỉ hoặc các nút chặn cao su bị lão hóa.

Ưu điểm bót lái trợ lực

Chắc chắn thiết bị này khi sử dụng mang đến cho người dùng những lợi ích to lớn vì thế mà nó trở nên quan trọng không chỉ với máy móc, phương tiện mà với các tàu thuyền.

Thiết bị sẽ giúp con người có được cảm giác lái chân thực, nhẹ nhàng. Nếu như trước kia việc xoay vô lăng lái nặng nề thì nay có hệ thống lái trợ lực thủy lực thủy lực hỗ trợ đã dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, chi phí bảo dưỡng cho thiết bị thấp, thường nó chỉ có những hỏng hóc nhỏ mà trong quá trình kiểm tra, vệ sinh thì con người có thể phát hiện sớm, khắc phục không ảnh hưởng đến hệ thống.

Những lỗi thường gặp của bót lái trợ lực

Dù bạn có chọn loại bót lái thủy lực tốt, chính hãng nhưng trong suốt 1 quá trình làm việc lâu dài thì nó vẫn sẽ gặp 1 hoặc 1 số lỗi mà người dùng phải xử lý sớm, tránh ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống.

Lỗi thứ nhất đó là thước lái chảy dầu

Lỗi này rất phổ biến nhất trong bót lái trợ lực dùng cho tàu bè. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này thường la do phớt nước lái bị hỏng nên dầu rò rỉ. Tuổi thọ của phớt khá thấp nên sử dụng lâu dài chắc chắn sẽ gặp sự cố. Bên cạnh đó, chụp bụi lái bị tách nên bụi bẩn, nước có thể vào bên trong, dễ dàng phá hỏng.

Lỗi thứ 2 đó là tay lái nặng


Lỗi này ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình điều khiển thiết bị, phương tiện bởi vì chính người lái phải tốn nhiều sức lực thì mới có thể xoay vô lăng lái. Và khó khăn hơn khi phương tiện lưu thông trên đường bộ, đường biển, đường sông vào giờ đông đúc.

Khi xuất hiện sự cố này thì người dùng có thể nghĩ ngay đến bơm trợ lực. Bỏi nó có thể bị hỏng hóc do cánh bơm mòn, bề mặt trầy xước, đường dầu bị hở khi dẫn đến thước lái.

Nếu xe bạn có hiện tượng trên thì việc đầu tiên cần kiểm tra dầu và bơm trợ lực lái. Ngoài ra, lượng dầu trong hệ thống ít, thấp hơn cả mức low cho phép cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Lỗi thứ 3 là vành lái bị rơ

Nếu vành lái rơ nhiều thì hệ thống lái của mình đang sử dụng lâu ngày. Đó là nguyên nhân mà khớp trục trung gian hay khớp cầu, trục các đăng lái bị mòn nên độ trễ khi lái xe bị tăng lên.

Khi xảy ra hiện tượng này thì chỉ có 1 cách đó là bạn mang đến xưởng để sửa chữa, cân chỉnh lại bạc lái. Một số trường hợp thì các thợ tại gara chỉ thêm dầu bôi trơn và điều chỉnh bạc lái là hệ thống đã có thể hoạt động tốt.

Lỗi thứ 4 là tay lái trả chậm

Thường tay lái nặng sẽ dẫn đến tay lái trả chậm. Chủ yếu dẫn đến sự cố này là do bơm. Bơm hoạt động kém thì lưu lượng dầu, áp suất dầu không đáp ứng đủ yêu cầu cần thiết. Thước lái dịch chuyển chậm nên đánh lái không thể nhanh được.

Ngoài ra, 1 số ít thước lái bị hở séc măng làm dầu lọt vào các khoang bên trong cũng có thể gây nên lỗi này.

Lỗi cuối cùng là tiếng ồn bất thường

Bình thường, khi làm việc thì các hệ thống lái vẫn phát ra tiếng e, ò nhưng nếu mà xuất hiện tiếng kêu bất thường re rẻ thì bạn hãy xem lại ngay bơm trợ lực nó bị hỏng hoặc không phù hợp hay mức dầu đang xuống quá thấp cần châm thêm.

Báo hiệu cho lỗi này đó chính là tay lái nặng hay trả tay lái không đều. Khi đánh lái, ở dưới gầm có tiếng kêu lục khục thì có thể các vít, bộ phận ở gầm bị rơ, mòn.

Một số lỗi ít gặp hơn như: Đánh lái lúc nặng lúc nhẹ, thước lái bị rơ, đánh lái không hết…

Chúng tôi thường khuyên các khách hàng của mình đó là lên lịch để bảo dưỡng, vệ sinh định kỳ nhằm phát hiện lỗi sớm nhất.

Những loại bót lái thường dùng

Theo như chúng tôi quan sát thì các khách hàng tại thành phố Đà Nẵng hay Huế đều rất ưa chuộng dòng bót lái thủy lực của Zihyd, Saintfont…

+ Đầu tiên là về Zihyd

Hãng có trụ sở và nhà máy đặt tại Trung Quốc. Bót lái của hãng nổi tiếng không chỉ về đa dạng loại mà còn nhiều size, kích cỡ để khách hàng có thể lựa chọn và sử dụng cho phù hợp với công việc.

Tuy có giá thành cao hơn so với các loại còn lại nhưng hiệu quả khi đưa vào sử dụng khiến nhiều người hài lòng.

Một số model phổ biến như:

+ Dòng lưu lượng lớn với bót lái thuỷ lực BHR1 - 200 - Y3 (200ml/rev, ren côn 21), BHR1 - 250 - Y3 (250ml/rev, ren côn 21), BHR1 - 315 - Y3 (315 ml/rev, ren côn 21) hay bót lái BHR1 - 400 - Y3 (400ml/rev, ren côn 21).

+ Dòng có lưu lượng trung bình như: Bót lái thủy lực BPBS1 - 200 A16 - Y3 ((200 ml/rev, ren côn 21, có chỉnh áp, có van an toàn), bót lái sự cố thuỷ lực BHRS2 - 200 - B16 - Y3/AH (200ml/rev, ren côn 21)…

+ Dòng có lưu lượng thấp như: Bót lái thuỷ lực BHR1 - 125 - Y3 (125ml/rev, ren côn 21), BHR1 - 100 - Y3 (100ml/rev, ren côn 21), BHR1 - 160 - Y3 (160ml/rev, ren côn 21), cuối cùng là BHR1 - 80 - Y3 (80ml/rev, ren côn 21)…

+ Thứ 2 là Saintfon

Với các khách hàng mà tài chính không dồi dào thì bót lái trợ lực của Saintfon là 1 gợi ý khá hợp lý.

Hiện nay, chúng tôi đang có sẵn tại kho 3 dòng thông dụng: BZZ1 - 200 lưu lượng 200ml/rev, ren côn 21, BZZ1 - 250 lưu lượng là 250ml/rev, ren côn 21 và BZZ1 - 315 với lưu lượng là 315ml/rev, ren côn 21.

Ngoài ra, trên thị trường còn có nhiều loại bót lái lớn nhỏ và giá thành khác nhau, người mua cần tham khảo ý kiến chuyên gia, kỹ sư để tìm thiết bị phù hợp với nhu cầu làm việc.

Nơi cung cấp bót lái thủy lực

Từ khi được hình thành cho đến nay, EMDN đã đồng hành và phát triển cùng nhiều khách hàng, đại lý, chủ tàu, nhà máy trong khu vực miền Trung- Tây Nguyên thông quan việc cung cấp những sản phẩm chất lượng trong đó tiêu biểu là bót lái thủy lực.

Hiện EMDN đang là nhà phân phối lớn tại miền Trung các dòng sản phẩm của Zihyd, Saintfon hay của Rexroth, Besko, HDX… Khách hàng sẽ được cam kết 100% chính hãng, số lượng hàng hóa luôn có sẵn trong kho để đáp ứng nhu cầu mua sỉ và lẻ, được bảo hành lâu dài, chế độ đổi trả linh hoạt theo quy định.

những loại bót thủy lực thường dùng

Chắc chắn, không ít khách hàng sẽ băn khoăn khi lựa chọn thiết bị phù hợp trong khi thị trường đang có hàng trăm loại bót lái trợ lực khác nhau. Loại nào phù hợp, làm việc tốt, tiết kiệm chi phí thì các kỹ sư kinh nghiệm EMDN sẵn sàng tư vấn nhiệt tình. Ở trụ sở 156 Bắc Sơn, Hòa An, Cẩm Lệ, Đà Nẵng, EMDN còn phân phối tất cả các thiết bị cần thiết cho 1 hệ thống thủy lực: Xi lanh, thùng dầu, lọc dầu, motor…

Để nhận được báo giá bót lái nhanh chóng thì bạn ở Huế, Đà Nẵng có thể liên hệ hotline: 0236 3767 333 hoặc 0918 434 694.

Đừng quên gửi email về hòm thư: info@tudonghoadanang.com để cập nhật những thông tin cũng như chương trình ưu đãi hấp dẫn trong năm 2022 nhé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét